Trong năm 2020, việc nhiều nhà tiếp thị nắm bắt xu hướng Influencer Marketing tại Việt Nam và tập trung vào những cá nhân có sức lan tỏa với cộng đồng chỉ với chi phí thấp nhưng mang lại hiệu quả cao dường như đang trở thành một chiến lược hiệu quả. Bài viết sau đây sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt được bức tranh tổng quát về thị trường Influencer Marketing tại Việt Nam hiện nay từ đó xây dựng chiến lược tiếp thị năm 2021 phù hợp.
Thống kê về thị trường quảng cáo tại Việt Nam năm 2020
Theo kết quả khảo sát của Vero Asean về giới trẻ Việt Nam thuộc gen Y và gen Z đã cho thấy rằng phân khúc người dùng này hầu hết có thiên hướng tin tưởng vào những cá nhân có ảnh hưởng trên các nền tảng trực tuyến như blogger, streamer, vlogger hơn so với những người nổi tiếng (celebrities).
Chỉ riêng năm 2020, đã có đến 78% doanh nghiệp chi tiêu một khoảng ngân sách lớn cho xu hướng Influencer Marketing vào các chiến dịch quảng cáo của mình. Đặc biệt, 39% kinh phí tiếp thị được chi tiêu riêng cho việc kết hợp với những người nổi tiếng. Con số này có thể lên đến mức hàng tỷ đồng cho một chiến dịch quy mô lớn và những nghệ sĩ có sức ảnh hưởng cao. Tính đến năm 2020, thị trường Influencer Marketing tại Việt Nam đã đạt đến doanh số đến 9,7 tỷ USD và dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng lên trong ít nhất 2 năm nữa.
2 xu hướng Influencer Marketing tại Việt Nam nổi bật năm 2020
1. Influencer sử dụng phổ biến nội dung dạng video và audio
Với tốc độ phát triển nhanh chóng của mạng Internet và các công nghệ kỹ thuật số hiện đại, nhu cầu của người dùng ngày nay đã thay đổi một cách đáng kể, đặc biệt là sau những hậu quả tiêu cực mà đại dịch COVID-19 để lại. Điều này cũng đồng nghĩa với việc tạo và chia sẻ nội dung dưới dạng video và audio (âm thanh) với những người theo dõi của bạn sẽ trở nên dễ tiếp cận hơn bao giờ hết.
Theo báo cáo của Bitable, một vài thống kê về quảng cáo bằng video và audio đã được thể hiện như sau:
- 81% doanh nghiệp sử dụng video như một công cụ tiếp thị trong năm 2020
- Cứ 10 người thì có 6 người thích xem video trực tuyến hơn là những video được phát qua các kênh truyền hình
- Tỷ lệ người dùng xem video trên smartphone tăng 80% mỗi năm
- Theo dự đoán của Giám đốc Điều hành Facebook, nền tảng này dự kiến sẽ thay thế toàn bộ văn bản bằng video hoặc audio âm thanh vào năm 2021.
2. Bùng nổ với xu hướng kết hợp cùng Micro Influencers
Micro Influencers là nhóm những người có sức ảnh hưởng nhỏ với cộng đồng người theo dõi của họ, thường sở hữu từ 10,000 – 100,000 người theo dõi trên các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Youtube, Tiktok,…nhưng hiệu quả tương tác và tăng tỷ lệ chuyển đổi mà các Micro Influencers này mang lại là rất lớn bởi yếu tố tin cậy dựa trên hình ảnh cá nhân mà họ đã xây dựng.
Nhóm micro-influencers đã trở thành xu hướng quảng cáo thịnh hành trong năm 2020 và được dự đoán sẽ là yếu tố giúp chiến dịch Marketing cho các thương hiệu gây “sốt” trên khắp các kênh truyền thông. Các thương hiệu vừa và nhỏ ngày nay đã lựa chọn hình thức này với mục tiêu lan tỏa thông điệp của nhãn hàng, hay giới thiệu hình ảnh của sản phẩm trên diện rộng.
Xu hướng sử dụng Micro Influencers trong năm 2020 tại Việt Nam (Ảnh: minet.asia)
Năm 2020 đặc biệt chứng kiến sự chuyển dịch từ Celebrities (ngôi sao) sang Micro Influencers và dần được ưa chuộng với tỷ lệ tương tác cao gấp 3 lần. Trong đó yếu tố gần gũi và đáng tin cậy chính là những nhân tố giúp nhóm này tăng khả năng tiếp cận với khách hàng tiềm năng. Đây chính là cơ hội cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ khai thác tiềm năng và góp phần phát triển chiến dịch quảng cáo với xu hướng Influencer Marketing.
Thách thức Marketer Việt Nam đang đối mặt với xu hướng Influencer Marketing
- Nhà tiếp thị không biết cách kết nối với Influencer vì vẫn phụ thuộc phần lớn vào mối quan hệ cá nhân, không có quy trình tự động.
- Không đầu tư đủ thời gian để quản lý nhiều Influencers cho nhiều chiến dịch quảng cáo cùng một lúc hoặc cho một chiến dịch quảng cáo sử dụng nhiều Micro Influencers.
- Không có kinh nghiệm trong quá trình làm việc với Influencers khiến doanh nghiệp mất nhiều chi phí, thời gian và không đạt hiệu quả như mong đợi. Theo đó, việc kết nối không được liền mạch sẽ dẫn đến những kết quả không mong muốn. Chẳng hạn Influencers sẽ báo giá không theo tiêu chí rõ ràng hay không có sự đồng nhất trong việc đánh giá chiến dịch quảng cáo. Vì thế sẽ khó đảm bảo việc Influencers lên nội dung đúng theo thời hạn quy định đã thương lượng.
- Thiếu ngân sách hoặc ngân sách không phù hợp với quy mô của chiến dịch dẫn đến việc lãng phí nhưng không thu về lợi nhuận như kỳ vọng.
- Không có hệ thống đo lường, lưu trữ cũng như so sánh mức độ hiệu quả của từng chiến dịch quảng cáo tương ứng với mỗi Influencers. Từ đó doanh nghiệp không xác định được nguồn lợi nhuận thu được phụ thuộc vào nhóm Influencers nào, nếu tiếp tục đầu tư sẽ gây lãng phí.